Trong phương pháp Drip coffee, giấy lọc cà phê là dụng cụ pha chế không thể thiếu. Nếu bạn đang tìm việc Barista hay đã là một nhân viên pha chế trong nghề – hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những điều cần biết về giấy lọc cà phê, chắc chắn những thông tin này sẽ rất hữu ích cho công việc của bạn.

giấy lọc cà phê

Barista nên tìm hiểu gì về giấy lọc cà phê?

► Giấy lọc cà phê ra đời từ bao giờ?

Vào đầu thế kỷ XX, ở vùng Đông Đức, bà nội trợ Melitta Bentz vì cảm thấy quá mệt mỏi với việc ngày nào cũng phải lọc bỏ bã cà phê – đã suy nghĩ tìm cách tốt hơn để lọc cà phê. Sau nhiều lần thử nghiệm, việc sử dụng giấy lấy từ sách bài tập của con trai kết hợp cùng chiếc nồi đục lỗ bằng đinh cuối cùng cũng giúp bà Bentz thành công. Cà phê được lọc sạch và ít vị đắng hơn.

Ngày 8/7/1908, bằng sáng chế đã được cấp cho giấy lọc cà phê của Melitta Bentz. Đến tháng 12 năm đó, bà Bentz thành lập công ty và sản xuất giấy lọc cà phê. Năm 1930, Melitta Bentz thay đổi hình dạng giấy lọc thành hình nón như chúng ta biết ngày nay.

giấy lọc cà phê

Bà Melitta Bentz – người sáng chế ra giấy lọc cà phê

► Phân loại giấy lọc cà phê

  • Bleached – giấy lọc được tẩy trắng
giấy lọc cà phê

Giấy lọc được tẩy trắng có màu trắng sáng

Để sản xuất ra loại giấy lọc này, trong quá trình sản xuất, người ta sẽ sử dụng Oxy hoặc là Clo. Việc tẩy trắng giấy lọc bằng oxy hóa được đánh giá là an toàn hơn. Trước đây, nhiều lo ngại cho rằng dùng giấy lọc tẩy trắng bằng Clo gây nguy hiểm nhưng hiện nay mọi người đã chấp nhận sử dụng rộng rãi.

Vì chỉ có một lượng rất nhỏ chất tẩy trắng được sử dụng nên loại giấy lọc này vẫn an toàn để sử dụng và không gây biến đổi hương vị cà phê.

  • Unbleached – Giấy lọc không tẩy
giấy lọc cà phê

Giấy lọc không tẩy có màu nâu – vàng

Vì không xử lý tẩy màu nên giấy lọc cà phê không tẩy sẽ có màu nâu – vàng. Tuy nhiên loại “giấy lọc mộc” này sẽ ảnh hưởng đến hương vị cà phê nếu không được tráng, rửa trước khi pha chế. Thành phần giấy lọc có rất nhiều hợp chất khác nhau: cellulose, hemicellulose, lignin, các hợp chất vô cơ – hữu cơ khác… khi pha cà phê với nhiệt độ nước 92 – 96 độ C, bản thân giấy lọc không tẩy cũng bị hòa tan – biến đổi, cho ra những tạp chất giống như quá trình chiết xuất trộn lẫn trong cà phê, nên nó sẽ ảnh hưởng đến hương vị thức uống.

► Nên chọn loại giấy lọc nào để pha chế cà phê?

Từ việc phân loại giấy lọc được chúng tôi chia sẻ trên đây, chắc hẳn bạn đã hiểu được đặc tính của từng loại giấy lọc cà phê. Bạn có thể chọn giấy lọc tẩy trắng hoặc giấy lọc không tẩy để pha cà phê.

Tuy nhiên, nếu chọn loại giấy lọc không tẩy – bạn nên làm ướt giấy lọc trước khi pha chế để loại bỏ các tạp chất của giấy tạo ra, đảm bảo cà phê không bị trộn lẫn hương vị.

giấy lọc cà phê

Khi chọn giấy lọc không tẩy – cần xử lý giấy lọc trước khi pha chế

Bên cạnh đó, khi chọn giấy lọc để pha chế cà phê, Barista cũng nên chọn loại có kích thước phù hợp với phễu lọc và lưu ý về độ dày của giấy lọc. Giấy lọc dày sẽ đắt tiền hơn giấy lọc mỏng nhưng sẽ đảm bảo được chất lượng của hương vị cà phê thành phẩm được chiết xuất ra.


Việc tìm hiểu và nắm bắt các kiến thức chuyên môn như thế này khá quan trọng với Barista bởi nhiều khi bạn sẽ được người quản lý tham khảo ý kiến hoặc giao cho quyền quyết định lựa chọn loại dụng cụ pha chế nào. Hy vọng những thông tin được chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ hữu ích những bạn làm công việc pha chế.

Bài viết liên quan

Trả lời